Tổng hợp những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh và cách khắc phục (Phần 2)

phần 1 của bài viết này chúng ta đã tìm hiểu một số sự cố thường gặp ở bình nóng lạnh như: Bình không vào điện, rò rỉ nước, chạm điện, quá tải… Tiếp tục ở phần 2 thegioinonglanh.vn mời bạn khám phá thêm một số lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh khác và cách khắc phục sao cho an toàn hiệu quả.

Những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh phần 2

1. Bình nóng lạnh không sáng đèn

Bình nóng lạnh không lên đènlỗi thường gặp trên bình nóng lạnh, nguyên nhân có hiện tượng này có thể do:

– Đèn báo của bình nóng lạnh bị cháy và cần phải thay thế một bóng đèn mới. Nếu bạn không am hiểu rõ về bình nóng lạnh, hãy nhờ thợ chuyên nghiệp xử lý.

– Rơ le cảm biến nhiệt của bình nóng lạnh bị hỏng dẫn đến không có điện đến đèn báo. Rơ le nhiệt có cấu tạo là các lá đồng có nhiệm vụ tiếp xúc điện. Sử dụng lâu ngày có thể làm cho các lá đồng này bị oxy hóa, các điểm tiếp xúc bị hỏng. Bạn có thể kiểm tra lỗi này bằng cách xoay tròn núm điều chỉnh nhiệt độ vài lần, nếu có chập điện thì nhiều khả năng rơ le đã bị hỏng. Cách khắc phục duy nhất là thay thế một rơ le nhiệt mới.

– Bộ chống giật của bình bị hỏng hoặc bị nhảy cũng dẫn đến đèn không nhận được tín hiệu báo sáng. Bạn cần kiểm tra lại cầu dao chống giật của bình nóng lạnh, sửa chữa và thay thế nó, giúp đèn báo sáng bình thường và bình cũng hoạt động ổn định hơn.

2. Bình nóng lạnh ra ít nước nóng

Bình nóng lạnh ra ít nước nóng có thể do vài nguyên nhân như: Thanh gia nhiệt bị bám cặn không đủ để làm nóng nước, áp lực nước yếu nên không có đủ lượng nước đi vào bình hoặc do nước nóng chứa nhiều bọt khí khiến dòng nước không thoát ra hiệu quả.

Những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh phần 2
Nhiều nguyên nhân làm cho bình nóng lạnh ra ít nước nóng

Với lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh như bình nóng lạnh ra ít nước nóng, bạn có thể tham khảo một vài cách giải quyết như sau:

– Kiểm tra lại nguồn nước của gia đình, nếu nguồn nước quá yếu bạn có thể dời bình nóng lạnh đến vị trí thấp hơn ban đầu hoặc trang bị thêm bơm trợ lực cho bình.

– Nên thường xuyên kiểm tra đường ống dẫn nước, bảo trì, vệ sinh bình nóng lạnh để tránh bám cặn.

3. Bình nóng lạnh bị nhảy rơ le

Hiện tượng bình nóng lạnh bị nhảy rơ le / nhảy át có thể do một số nguyên nhân như:

– Rò rỉ điện ra vỏ bình làm cho CB chống giật sẽ tự động ngắt nguồn điện (nhảy aptomat) làm nhảy rơ le nhiệt. Với tình huống này bạn không nên bật nguồn của bình, hãy kiểm tra nguyên nhân và khắc phục để đảm bảo an toàn.

– Bật bình nóng lạnh liên tục 24/24 khiến thanhg ia nhiệt bị quá tải, rơ le chống cháy khô sẽ tự động ngắt dòng điện dẫn đến hiện tượng nhảy rơ le. Vì vậy để bình nóng lạnh hoạt động hiệu quả và đảm bảo độ bền, gia đình nên sử dụng đúng cách, chỉ bật máy khi có nhu cầu sử dụng.

– Hệ thống điện quá yếu không đủ tải điện cho công suất bình cũng là nguyên nhân gây nhảy rơ le. Chúng ta có thể khắc phục bằng cách không dùng bình nóng lạnh vào giờ cao điểm.

Bình nóng lạnh bị nhảy rơ le/nhảy át
Rơ le cảm biến nhiệt bị nhảy liên tục có thể do nó đã quá cũ hoặc bị hỏng, cần thay thế cái mới

4. Bình nóng lạnh không giữ được nhiệt

Đôi khi bạn thấy bình nóng lạnh không giữ nhiệt được lâu, nguyên nhân có thể do:

– Rơ le bị hỏng nên tự động ngắt điện khi nước chưa đủ nóng. Bạn có thể kiểm tra bằng cách vặn núm điều chỉnh nhiệt độ lên mức cao nhất xem nước có nóng không. Sau đó, thay thế một rơ le mới là ổn.

– Nhiệt độ môi trường quá lạnh cũng có thể làm cho nước trong bình nhanh nguội hơn. Mặc dù với thời tiết của Việt Nam thì tình trạng này rất ít khi xảy ra.

– Một số bình nóng lạnh có lớp cách nhiệt và lớp tráng men lòng bình kém chất lượng cũng ít giữ được độ nóng của nước trong thời gian dài.

– Một trường hợp khác làm bình nóng lạnh không giữ được nhiệt là do van một chiều bị hỏng. Dòng nước lạnh và nước nóng thông với nhau làm cho nước nhanh nguội. Mặc dù hiện tượng này hiếm khi xảy ra nhưng cũng không phải là không có.

5. Bình nóng lạnh bị nhảy chống giật ELCB

Thông thường lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh liên quan đến bộ chống giật ELCB rất thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do rò rỉ điện ra vỏ bình mà gia chủ không khắc phục, vẫn tiếp tục sử dụng bình, lúc đó cầu dao ELCB sẽ nhảy liên tục. Một trường hợp khác là do mạch điện của cầu dao ELCB bị chập, chết mạch hoặc hỏng cả cầu dao cũng khiến nó ngắt điện liên tục. Ngoài ra, nếu rơ le nhiệt của bình nóng lạnh bị hỏng hoặc quá cũ kỹ cũng sẽ dẫn đến cầu dao ELCB tự ngắt.

Lỗi nhảy cầu dao chống giật ELCB
Cầu dao chống giật ELCB

Cách khắc phục đơn giản là kiểm tra xem rơ le nhiệt, thanh đốt, cầu dao ELCB hoặc những bộ phận có thể gây rò rỉ điện. Nếu chúng có sự cố thì cần sửa chữa hoặc thay mới ngay để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

6. Bình nóng lạnh nhanh hết nước nóng

Bình nóng lạnh nhanh hết nước nóng chủ yếu do thanh gia nhiệt bị bám cặn bẩn, giảm hiệu suất truyền nhiệt, nước làm nóng rất lâu và cũng rất nhanh hết nước nóng. Hoặc cũng có thể do rơ le nhiệt bị sai lệch nhiệt độ sau một thời gian dài sử dụng, dẫn đến rơ le tự ngắt khi nước chưa nóng như cài đặt và nước cũng nguội rất nhanh sau khi làm nóng.

Bạn có thể khắc phục tình trạng bình nóng lạnh nhanh hết nước nóng bằng cách thường xuyên kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng bình, và thay thế linh kiện mới khi cần thiết.

7. Bình nóng lạnh không tự ngắt

Bình nóng lạnh không tự ngắt chủ yếu do bình đã xuống cấp, các linh kiện không còn đảm bảo chất lượng như ban đầu.

Những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh phần 2
Bình nóng lạnh không tự ngắt sẽ gây nguy hiểm trong trường hợp bình gặp sự cố rò rỉ điện, chập mạch, chạm điện,…

– Bình nóng lạnh đã hết hạn sử dụng.

– Bình nóng lạnh kém chất lượng.

– Cảm biến nhiệt rơ le đã bị hỏng, cầu dao chống giật ELCB bị hư nên không thể tự ngắt điện khi có sự cố rò rỉ / chạm điện / chập mạch.

– Nếu bật bình nóng lạnh 24/24 cũng khiến bình hoạt động quá tải, hỏng nhiều linh kiện bên trong, bình không còn hoạt động tốt.

– Không thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng bình nóng lạnh khiến bình bị đóng cặn, oxy hóa nhiều bộ phận và linh kiện.

Để khắc phục hiện tượng này chúng ta cần sử dụng bình nóng lạnh đúng cách, thường xuyên kiểm tra – bảo dưỡng bình và thay mới những linh kiện đã cũ/hỏng.

8. Bình nóng lạnh lâu ra nước nóng

Một trong những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh có liên quan đến việc làm nóng nước quá lâu của bình. Có khá nhiều nguyên nhân của tình trạng này:

– Bình nóng lạnh không vào điện. Bạn có thể xem lại bài viết Nguyên nhân bình nóng lạnh không vào điện và cách sửa chữa nhanh chóng tại nhà để biết cách khắc phục.

– Với bình nóng lạnh trực tiếp nếu lực nước quá mạnh có thể khiến máy không kịp làm nóng nước chảy qua với tốc độ cao.

– Sử dụng quá nhiều nước nhưng công suất của bình nóng lạnh yếu nên không kịp làm nóng nước.

– Thanh đốt bị cặn bẩn, giảm hiệu suất làm nóng, cần vệ sinh thanh đốt thường xuyên và thay mới sau thời gian dài 1 – 2 năm sử dụng.

– Rơ le cảm biến nhiệt bị hỏng, chập mạch, cũ,… có thể gây sai lệch trong việc ngắt dòng điện. Khi nước chưa đủ nóng, rơ le đã tự ngắt dòng điện qua thanh đốt, cho nên khó có nước nóng cho bạn sử dụng. Cần thay thế một rơ le mới là khắc phục được.

– Với một số vùng có nền nhiệt độ quá giá rét (Sapa, Tây Bắc) cũng có ảnh hưởng đôi chút đến khả năng làm nóng của bình nóng lạnh. Tuy nhiên hầu hết các tỉnh thành ở nước ta có mùa đông không quá rét lạnh, hiện tượng này cũng ít phổ biến.

9. Bình nóng lạnh bị e khí

Trong quá trình bảo dưỡng bình nóng lạnh, bạn thay bộ lọc thô, khi chưa xả hết khí đã vặn chặt cốc lọc lại, kết quả là còn khí đọng lại khi máy hoạt động sẽ kêu to. Ngoài ra, khi van 1 chiều bị bám nhiều cặn bẩn cùng với không khí bên trong bình chiếm thể tích lớn, sẽ gây áp lực khiến nước chảy yếu, đó cũng là hiện tượng bình nóng lạnh bị e khí.

Chúng ta có thể xử lý tình trạng này nhanh chóng bằng cách xả hết khí trong bình và vệ sinh bình nóng lạnh sạch sẽ.

10. Nước chảy ra từ bình nóng lạnh quá nóng

Nếu phát hiện nước chảy ra vòi xả của bình nóng lạnh quá nóng bạn nên tắt nguồn máy và kiểm tra. Thường là do rơ le nhiệt bị hỏng, không tự ngắt điện khi nước đã đạt nhiệt độ cài đặt. Một nguyên nhân khác có thể do nước chảy vào bình quá ít trong khi thanh đốt đang hoạt động ở mức cao cũng làm cho nước nóng hơn nhiều so với bình thường.

Để khắc phục tình trạng này bạn có thể sử dụng bình nóng lạnh đúng cách hơn, không bật bình 24/24 và thường xuyên bảo dưỡng, thay thế rơ le cảm biến nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng nên thử nước trước khi tắm đối với bình nóng lạnh trực tiếp. Và cũng nên lắp bơm trợ lực nếu nguồn nước vào bình nóng lạnh quá yếu.

Những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh phần 2
Nước chảy ra từ bình nóng lạnh quá nóng có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng

Trên đây là một số lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh kinh nghiệm khắc phục cơ bản. Nếu bạn không thực sự nắm rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh, hãy liên hệ với người thợ chuyên nghiệp để được xử lý chính xác và an toàn. Bạn có nhu cầu mua sắm bình nóng lạnh giá rẻ chất lượng tốt, hãy đến với thegioinonglanh.vn để được tư vấn chi tiết nhé!