Nên mua bình nóng lạnh năng lượng mặt trời hay năng lượng điện?

Bạn có thể dùng bình nóng lạnh năng lượng mặt trời hoặc năng lượng điện để có nước nóng sử dụng vào mùa đông. Thế nhưng bạn chưa biết dòng máy nào phù hợp với thực tế của gia đình. Vậy hãy để thegioinonglanh.vn mang đến cho bạn lời giải đáp: Nên mua bình nóng lạnh năng lượng mặt trời hay năng lượng điện? qua bài viết dưới đây!

1. Vài nét về bình nóng lạnh năng lượng mặt trời

Bình nóng lạnh năng lượng mặt trời sử dụng năng lượng để làm nóng nước. Dòng bình này gồm có 2 loại ống dầu và ống chân không với cấu tạo và nguyên lý hoạt động độc đáo.

Bình ống dầu

bình nóng lạnh năng lượng mặt trời ống dầu
Bình nóng lạnh ống dầu

Bình nóng lạnh năng lượng mặt trời ống dầu có cấu tạo đơn giản với một bình giữ nhiệt (bình bảo ôn) đây là nơi chứa nước và một ống dầu có chức năng hấp thụ ánh nắng mặt trời.

Nhiệt lượng từ ánh nắng mặt trời làm sôi dầu bên trong ống dầu, dầu nóng sẽ truyền nhiệt lên thanh dẫn nhiệt đã gắn trực tiếp vào bình bảo ôn. Lúc đó nước cũng được làm nóng lên một cách tự nhiên.

Bình ống chân không

bình nóng lạnh năng lượng mặt trời ống chân không
Bình nóng lạnh ống chân không

Cấu tạo của bình nóng lạnh năng lượng mặt trời ống chân không cũng rất đơn giản với những ống chân không nối trực tiếp vào bồn chứa nước. Nước lạnh từ bồn chứa sẽ chảy trực tiếp xuống ống chân không. Khi có ánh nắng chiếu vào bề mặt của ống sẽ làm cho ống thủy tinh chân không nóng lên sinh ra nhiệt năng. Nguồn nhiệt này sẽ làm nóng nước bên trong ống.

Dựa theo nguyên lý đối lưu, nước nóng hơn sẽ di chuyển về phía cao hơn và chạy vào bồn chứa, còn nước lạnh hơn sẽ chảy đến nơi thấp hơn (cho nên nước lạnh ở bồn chứa tiếp tục di chuyển xuống ống chân không). Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi nhiệt độ nước trong bồn chứa và trong ống bằng nhau thì dừng lại.

2. Vài nét về bình nóng lạnh năng lượng điện

Bình nóng lạnh năng lượng điện sử dụng năng lượng điện để sinh nhiệt và làm nóng nước. Có hai dòng sản phẩm gồm bình nóng lạnh trực tiếp và bình nóng lạnh gián tiếp.

Bình nóng lạnh trực tiếp

bình nóng lạnh trực tiếp
Bình nóng lạnh trực tiếp

Nguyên lý hoạt động của bình dựa vào thanh điện trở làm nóng nước nhanh chóng khi dòng nước chảy qua bình. Dòng bình này không có bình trữ nước và chỉ có thể làm nóng tối đa đến 55 độ C. Vậy nên nó không thực sự phù hợp với những khu vực thời tiết quá lạnh vào mùa đông.

Bình nóng lạnh gián tiếp

bình nóng lạnh gián tiếp
Bình nóng lạnh gián tiếp

Loại bình này có bình chứa nước có dung tích lớn khoảng 15 lít – 30 lít. Thanh đốt sẽ làm nóng nước 1 lần và dùng cho nhiều lần sau đó. Nguyên lý của bình là pha nước nóng và nước lạnh để tạo thành nước ấm khi sử dụng. Người dùng cần trang bị thêm vòi chia nóng lạnh để điều chỉnh nhiệt độ được dễ dàng hơn.

Nhiệt độ làm nóng tối đa của bình đạt đến 70 – 80 độ C, phù hợp với nơi có khí hậu lạnh giá (dưới 20 độ C).

3. So sánh bình nóng lạnh năng lượng mặt trời và năng lượng điện

Để biết được gia đình bạn nên mua bình nóng lạnh năng lượng mặt trời hay năng lượng điện? Thiết bị nào thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng, điều kiện thực tế và ngân sách của gia đình, mời bạn cùng xem qua bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí so sánh Bình nóng lạnh năng lượng mặt trời ống dầu Bình nóng lạnh năng lượng mặt trời ống chân không Bình nóng lạnh trực tiếp Bình nóng lạnh gián tiếp
Giá thành Cao hơn bình nóng lạnh năng lượng mặt trời ống chân không. (Cao nhất trong 4 loại đang so sánh). Cao hơn bình nóng lạnh năng lượng điện khoảng 4 – 10 triệu đồng Khoảng 2 – 6 triệu đồng Khoảng 2,5 – 4,5 triệu đồng

 

Chi phí lắp đặt Khó lắp đặt và chi phí cao Khó lắp đặt và chi phí cao Dễ dàng lắp đặt, ít chi phí Khó hơn so với bình nóng lạnh trực tiếp nhưng lại dễ hơn so với bình năng lượng mặt trời
Độ an toàn Không sử dụng điện, dùng năng lượng mặt trời, cực kỳ an toàn, không sợ sự cố chập điện/cháy nổ, thân thiện với môi trường. Không sử dụng điện, dùng năng lượng mặt trời, cực kỳ an toàn, không sợ sự cố chập điện/cháy nổ, thân thiện với  môi trường. Được trang bị bộ an toàn như: Cầu dao chống giật ELCB, cảm biến lưu lượng nước, cảm biến nhiệt độ,… Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra sự cố về điện. Trang bị nhiều hệ thống an toàn như: Cầu da ELCB, bộ ổn định nhiệt TBST, hệ thống chống rò rỉ điện,… Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra sự cố về điện.
Dung tích Khoảng từ 140 lít Khoảng từ 140 lít – 320 lít Không có bình chứa 5 lít, 10 lít, 15 lít, 20 lít, 30 lít,…
Khả năng tiết kiệm điện Không tốn tiền điện Không tốn tiền điện Khá tốn điện với công suất làm nóng mạnh mẽ từ 2500W – 4500W Ít tốn điện hơn so với bình trực tiếp với công suất 2500W, làm nóng 1 lần dùng nhiều lần.
Độ bền, bảo trì Bền bỉ, ít hỏng vặt Bền bỉ, ít hỏng vặt Dễ bị hỏng, phải thường xuyên thay thế linh kiện, chi phí bảo trì cao Dễ bị hỏng, phải thường xuyên thay thế linh kiện, chi phí bảo trì cao
Tiện ích – Dùng được khi mất điện hoặc nguồn điện không ổn định.

– Không dùng được khi không có nắng.

– Dùng được khi mất điện hoặc nguồn điện không ổn định.

– Không dùng được khi không có nắng.

– Dùng được trong mọi điều kiện thời tiết.

– Không dùng được khi mất điện.

– Dùng được trong mọi điều kiện thời tiết.

– Không dùng được khi mất điện.

1 ngôi nhà cần bao nhiêu bình nóng lạnh? Đủ nước nóng cho tất cả các vòi nước trong gia đình (tắm, vệ sinh cá nhân, rửa chén, máy giặt,…) Đủ nước nóng cho tất cả các vòi nước trong gia đình (tắm, vệ sinh cá nhân, rửa chén, máy giặt,…) 1 bình nóng lạnh chỉ dùng được cho 1 phòng (thường là phòng tắm). 1 bình nóng lạnh dùng được cùng lúc cho bồn tắm, vòi sen, bồn rửa mặt,…
Nhu cầu sử dụng Đáp ứng tốt cho những gia đình đông người. Đáp ứng tốt cho những gia đình đông người. Gia đình ít người Gia đình có từ 3 – 5 thành viên
Điều kiện thời tiết Phù hợp với khu vực có khí hậu khô, nhiều nắng, ít mưa. Phù hợp với khu vực có khí hậu khô, nhiều nắng, ít mưa. Phù hợp với vùng khí hậu có mùa đông không quá giá rét. Phù hợp với vùng khí hậu có mùa đông khắc nghiệt (nhiệt độ dưới 20 độ C).

4. Nên dùng bình nóng lạnh năng lượng mặt trời hay năng lượng điện?

Dựa vào những so sánh trên đây có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Nên dùng bình nóng lạnh năng lượng mặt trời hay năng lượng điện? Bình nóng lạnh nào sẽ phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn? Một số kinh nghiệm – tư vấn từ chuyên viên của thegioinonglanh.vn có thể hữu ích cho bạn!

– Gia đình bạn sinh sống ở các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ và duyên hải miền Trung có thể thuận lợi để dùng bình nóng lạnh năng lượng mặt trời (vì thời lượng nắng nhiều trong năm). Bình nóng lạnh trực tiếp cũng là lựa chọn tốt (vì nhiệt độ tối đa của bình chỉ đến mức 55 độ C, thích hợp cho nơi không quá lạnh vào mùa đông).

– Nếu gia đình bạn ở nhà chung cư hoặc nơi không có đủ nắng thì chỉ có thể dùng bình nóng lạnh năng lượng điện.

– Với vùng khí hậu mùa đông giá rét (thời tiết cực đoan, sương giá, rét đậm rét hại) như miền Bắc và vùng Tây Bắc, nên trang bị bình nóng lạnh giáp tiếp có nhiệt độ cao đến 80 độ C để đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt.

5. Kết luận

Như vậy, thegioinonglanh.vn đã đưa ra những so sánh cơ bản về các dòng bình nóng lạnh năng lượng mặt trời bình nóng lạnh năng lượng điện. Hi vọng qua bài viết bạn đã dễ dàng cân nhắc và lựa chọn một thiết bị phù hợp cho gia đình. Mọi thắc mắc về bình nóng lạnh hãy để lại bình luận bên dưới để thegioinonglanh.vn giải đáp sớm nhất cho bạn nhé!

Nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp ?

Bình nóng lạnh có loại bình trực tiếp và bình gián tiếp với cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác biệt. Điều đó cũng làm nhiều gia đình phân vân chưa biết nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp? Hãy để những thông tin từ thegioinonglanh.vn giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhé!

nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp

1. Tìm hiểu bình nóng lạnh trực tiếp

Bình nước nóng trực tiếp hoạt động theo cơ chế làm nóng nước trực tiếp bằng thanh điện trở. Dòng bình này không cần dùng bình chứa hoặc chỉ dùng một bình chứa rất nhỏ. Cấu tạo của bình bao gồm 2 phần chính:

– Những bộ phận bên ngoài: Vỏ bình, cầu dao ELCB, vòi sen, van khóa nước, van điều chỉnh lưu lượng nước ra, đèn báo, giá đỡ vòi sen,…

– Những bộ phận bên trong: Cảm biến nhiệt độ, cảm biến lưu lượng nước, thanh magie, thanh điện trở, rơ le nhiệt, bộ lọc nước, đường nước nóng lạnh,…

Thông thường bình nóng lạnh trực tiếp có thiết kế rất nhỏ gọn, chủ yếu là bình hình vuông hoặc hình chữ nhật đứng với dung tích nhỏ. Bình cũng có khả năng làm nóng tối đa khoảng 55 độ C, phù hợp với những khu vực có nền nhiệt độ trung bình trên 20 độ C.

nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp
Bình nóng lạnh trực tiếp có khả năng làm nóng gần như ngay lập tức

Ưu điểm của bình nóng lạnh trực tiếp:

  • Cơ chế làm nóng nước cực nhanh, gần như ngay lập tức có nước nóng cho bạn sử dụng.
  • Kích thước bình khá nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và sửa chữa sau này.
  • Đa dạng mẫu mã để người dùng thoải mái lựa chọn.
  • Trang bị nhiều hệ thống bảo vệ an toàn như: Cầu dao chống giật ELCB, cảm biến lưu lượng nước, cảm biến nhiệt,…

Nhược điểm của bình nóng lạnh trực tiếp:

  • Bình nóng lạnh trực tiếp chỉ hoạt động hiệu quả ở những vị trí lắp đặt có nguồn nước mạnh và nguồn điện ổn định.
  • Nhiệt độ nước chỉ nóng tối đa 45 – 55 độ C, không phù hợp với những nơi có khí hậu quá lạnh.

2. Tìm hiểu bình nóng lạnh gián tiếp

Để dễ dàng chọn lựa nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp chúng ta tiếp tục tìm hiểu về bình nóng lạnh gián tiếp. Đây là kiểu bình nóng lạnh có thời gian làm nóng nước lâu hơn bình trực tiếp, bạn cần đợi khoảng 15 – 30 phút mới có nước nóng để dùng. Tuy nhiên, bình có thiết kế dung tích lớn phục vụ tốt cho gia đình có nhiều thành viên và nhiều mục đích sử dụng (tắm vòi sen, bồn tắm, rửa mặt,…). Bình hoạt động dựa vào cơ chế nấu nước nóng 1 lần rồi dự trữ cho nhiều người hoặc nhiều lần dùng sau đó. Nước nóng trong bình sẽ hòa trộn với nước lạnh để đạt ngưỡng nhiệt độ như người dùng mong muốn.

nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp
Bình nóng lạnh gián tiếp có dung tích lớn

Ưu điểm của bình nóng lạnh gián tiếp:

  • Bình chứa có dung tích lớn, nấu nước một lần và dự trữ cho nhiều lần sử dụng, tiết kiệm hơn so với bình nóng lạnh trực tiếp.
  • Một bình nóng lạnh cung cấp đủ nước cho nhiều khu vực vệ sinh như bồn tắm, vòi sen, bồn rửa mặt, bồn cầu thông minh,…
  • Bình được trang bị nhiều hệ thống an toàn, đảm bảo tránh các nguy cơ về điện.
  • Có thể lắp đặt âm tường, giúp tiết kiệm diện tích, tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian.
  • Nhiệt độ nước có thể lên đến 80 độ C, phù hợp với những nơi có thời tiết lạnh giá.

Nhược điểm của bình nóng lạnh gián tiếp:

  • Cần phải có thêm vòi chia nóng lạnh mới dùng bình nóng lạnh gián tiếp được.
  • Vì thiết kế của bình khá cồng kềnh nên việc lắp đặt cũng tốn thời gian hơn.
  • Cần phải khởi động máy 15 – 30 phút thì mới có nước nóng để dùng.

3. So sánh bình nóng lạnh trực tiếp và gián tiếp

Nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp, để gia đình bạn có câu trả lời chắc chắn hơn, thegioinonglanh.vn sẽ làm một vài so sánh nhỏ giữa hai loại bình nóng lạnh này.

Tiêu chí so sánh Bình nóng lạnh trực tiếp Bình nóng lạnh gián tiếp
Kích cỡ Nhỏ gọn To lớn
Khả năng làm nóng Lập tức trong vài giây Chờ 15 – 30 phút
Mức tiêu thụ điện năng Thông thường tiêu thụ khoảng 3.5 – 5.5 kWh (tùy nhu cầu sử dụng) Thông thường tiêu thụ khoảng 2 kWh (tùy nhu cầu sử dụng)
Yêu cầu lắp đặt – Nguồn nước có áp lực mạnh

– Nguồn điện ổn định

– Nhiệt độ môi trường khá ấm áp

– Không yêu cầu áp lực nước và nguồn điện mạnh.

– Nhiệt độ môi trường lạnh giá.

Tầm giá Khoảng 1.4 – 5 triệu đồng Khoảng 2 – 4.5 triệu đồng

4. Nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp?

Như vậy qua những thông tin và phân tích so sánh trên đây, chúng tôi đưa ra một vài lời khuyên lựa chọn bình nóng lạnh cho bạn như sau:

Nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp trong các trường hợp:

– Vị trí lắp đặt khá nhỏ bé và không có tường bê tông trống.

– Nơi bạn sinh sống có nền nhiệt độ không quá lạnh (thường trên 20 độ C).

– Nguồn nước mạnh (có áp lực nước mạnh) và nguồn điện ổn định rất lý tưởng để lắp bình nóng lạnh trực tiếp.

– Gia đình bạn có ít thành viên (1 – 2 người) và ít có nhu cầu sử dụng nước nóng.

Nên chọn bình nóng lạnh gián tiếp trong các trường hợp:

nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp
Bình nóng lạnh gián tiếp phù hợp với gia đình có nhiều thành viên

– Nhà tắm / không gian lắp đặt rộng lớn.

– Nơi bạn sinh sống có nền nhiệt độ thấp (trung bình 18 độ C trở xuống).

– Nguồn nước của gia đình có áp lực yếu và nguồn điện không ổn định thì bình nóng lạnh giáp tiếp là ổn nhất. Hoặc bạn có thể dùng bình nóng lạnh trực tiếp có kết hợp bơm tăng áp.

– Gia đình có đông thành viên (5 – 8 người) cần dùng nước nóng liên tục, nên dùng bình gián tiếp để nấu đủ nước nóng trong 1 lần, tiết kiệm điện năng.

Mong rằng qua một số gợi ý trên đây bạn đã biết được nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn để lựa chọn bình nóng lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện lắp đặt của gia đình, hãy liên hệ với thegioinonglanh.vn theo hotline 0914.40.8668 nhé!

Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh đã dần trở thành thiết bị không thể thiếu của nhiều gia đình đặc biệt là trong mùa đông. Nhằm mục tiêu lắp đặt thiết bị tốt hơn, sử dụng hiệu quả và an toàn hơn, thegioinonglanh.vn mời bạn cùng tìm hiểu cấu tạo bình nóng lạnh và nguyên lý hoạt động của bình qua bài viết dưới đây!

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh

1. Cấu tạo bình nóng lạnh với 10 bộ phận chính

Bình nóng lạnh rất đa dạng về mẫu mã, thiết kế, dung tích, tuy nhiên cấu tạo bên trong bình nóng lạnh đều tương tự nhau. Bao gồm 10 bộ phận dưới đây:

1.1. Vỏ bình nóng lạnh

Thông thường với những bình nóng lạnh có dung tích nhỏ sẽ trang bị vỏ bình nhựa cao cấp. Còn những bình có dung tích lớn sẽ có lớp vỏ làm từ thép tĩnh điện để đảm bảo chắc chắn cho sản phẩm.

1.2. Lớp xốp PU cách nhiệt

Xốp Polyurethan (PU) cách nhiệt sẽ được bơm vào khoảng trống giữa vỏ bình và lõi bình với mật độ dày. Nhiệm vụ chính của lớp xốp này là giữ nhiệt tối đa, tránh thất thoát nhiệt, giúp tiết kiệm điện tốt hơn.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
Những bộ phận chính của bình nóng lạnh

1.3. Lõi bình nóng lạnh

Lõi bình nóng lạnh thường có 2 loại: Lõi thép thông thường và lõi có tráng men thủy tinh chống ăn mòn.

– Lõi bình nóng lạnh thông thường: Người ta sẽ dùng thép tấm chuyên dụng, dập thành hai nửa, sau đó hàn dính lại với nhau một cách chắc chắn. Ngày nay không còn nhiều công ty sản xuất loại lõi bình nóng lạnh này nữa.

– Lõi bình nóng lạnh có tráng men: Vẫn dùng thép tấm chuyên dụng dập thành hai nửa  và hàn dính lại với nhau. Sau đó nhà sản xuất sẽ tráng một lớp men thủy tinh lên bề mặt sản phẩm rồi đưa vào lò nung ở nhiệt độ 800 – 900 độ C. Thủy tinh sẽ nóng chảy và thẩm thấu tự nhiên vào bề mặt của lõi bình nóng lạnh, tạo thành một lớp bảo vệ chống ăn mòn ở mọi điều kiện thời tiết và môi trường sử dụng.

1.4. Thanh gia nhiệt

Thanh gia nhiệt hay còn gọi là thanh mayso có cấu tạo đơn giản, chất liệu hợp kim thép hoặc đồng. Yêu cầu của thanh gia nhiệt phải cách điện tốt, truyền nhiệt tốt và thời gian sử dụng bền bỉ.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
Thanh gia nhiệt của bình nóng lạnh

1.5. Thanh khử cặn magie

Thanh khử cặn được làm từ magie có nhiệm vụ trung hòa các tạp chất trong nước, giúp chống ăn mòn điện hóa, bảo vệ lõi bình nóng lạnh và thanh gia nhiệt. Tuy nhiên vì thường xuyên tiếp xúc với nguồn nhiệt cao do thanh gia nhiệt phát ra trong quá trình sử dụng, thanh magie rất nhanh bị ăn mòn. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay mới thanh magie sau khoảng 6 tháng sử dụng, đảm bảo an toàn nguồn điện và gia tăng tuổi thọ của bình nóng lạnh.

1.6. Rơ le nhiệt bình nóng lạnh

Tiếp theo trong cấu tạo bình nóng lạnh chúng ta cùng tìm hiểu rơ le nhiệt bình nóng lạnh. Rơ le nhiệt độ có hai nhiệm vụ chính bao gồm:

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
Rơ le nhiệt độ của bình nóng lạnh

– Điều chỉnh nhiệt độ: Khi nhiệt độ của thanh gia nhiệt đã đúng như cài đặt thì rơ le sẽ cắt nguồn điện, đến khi nhiệt độ xuống thấp hơn thì rơ le sẽ cấp nguồn điện cho thanh gia nhiệt hoạt động trở lại.

– Tăng cường độ an toàn: Trong trường hợp rơ le nhiệt độ bị hỏng, toàn bộ nguồn điện sẽ bị ngắt nhằm bảo đảm an toàn cho người dùng.

1.7. Dây điện nguồn

Bình nóng lạnh muốn hoạt động được phải kết nối với nguồn điện thông qua những dây điện nguồn có tiết diện khoảng 1.5 mm2 – 4 mm2 tùy dung tích bình. Ngoài ra hầu như bình nóng lạnh hiện nay đều có gắn thiết bị chống giật ELBC. Trong trường hợp thanh gia nhiệt bị rò điện ra vỏ bình, lập tức bộ chống giật ELBC sẽ cắt nguồn điện, rơ le không hoạt động và thanh mayso cũng không nóng lên được, tuyệt đối an toàn cho người dùng.

Kinh nghiệm nhỏ: Hãy kiểm tra lại cấu tạo bình nóng lạnh của nhà mình xem đã có bộ chống giật hay chưa. Nếu chưa, có thể lắp đặt thêm một thiết bị ELBC nhỏ với giá chưa đến 500.000 đồng/sản phẩm để sử dụng bình nóng lạnh an toàn bạn nhé!

1.8. Đèn báo hiển thị

Trên màn hình của vỏ bình nóng lạnh bao giờ cũng kèm theo các đèn báo để người dùng biết: Khi nào bình có điện, khi nào bình hoạt động và khi nào thì nước đã đủ nhiệt độ cần thiết.

1.9. Đường nước ra – vào

Trên bình nóng lạnh còn được thiết kế hai đường nước vào – ra với những đường ống có ren lớn giúp việc kết nối dễ dàng và chắc chắn. Thường thì đường nước vào (nước lạnh đi vào bình) sẽ có màu xanh dương, nơi đó để gắn van một chiều và van an toàn. Đường nước nóng ra khỏi bình sẽ có ký hiệu màu đỏ, có sẵn ống ren để kết nối với vòi sen.

1.10. Van 1 chiều

Van một chiều (van an toàn) có nhiệm vụ cắt nguồn nước ngay lập tức phòng khi có sự cố cần xử lý và cũng dễ dàng khi lắp đặt / tháo lắp / di chuyển bình đi chỗ khác. Ngoài ra chiếc van này cũng chỉ cho nước đi vào chứ không thể chảy ngược lại ra khỏi bình, đảm bảo luôn có một lượng nước đủ ngập thanh gia nhiệt, tránh làm cháy bình kể cả khi nguồn nước cấp cho bình bị cạn kiệt.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
Van một chiều (van an toàn) bảo vệ an toàn trước các sự cố

2. Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh

Thông qua cấu tạo bình nóng lạnh trên đây chúng ta có thể nhận thấy bình nóng lạnh hoạt động tương tự như bình đun nước siêu tốc. Nguồn điện đi vào bình sẽ được điều khiển bởi rơ le nhiệt độ, nó cho phép cấp điện đến thanh gia nhiệt (mayso) – có vai trò như một dây điện trở công suất lớn (1500W, 2500W thậm chí có thể lên đến 6000W tùy dung tích của bình) làm nước nóng lên đến nhiệt độ cái đặt rồi ngắt nguồn điện.

Về mặt khoa học, dù bình nóng lạnh có thiết kế hiện đại hơn so với bình đun nước siêu tốc, nhưng cả hai thiết bị đều có nguy cơ gây giật điện như nhau. Các chuyên gia cảnh báo, bình nóng lạnh là một thiết bị nhà tắm có thể gây rò rỉ điện.

Vì vậy trong quá trình sử dụng bình nóng lạnh, gia đình cần chú ý không cắm điện 24/24, giúp bảo vệ thanh mayso bền bỉ (do không hoạt động quá tải trong thời gian dài) và cũng giúp tiết kiệm một khoản tiền điện cho gia đình.

Hi vọng một vài thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo bình nóng lạnh cũng như nguyên lý hoạt động của bình. Bạn đang quan tâm đến các sản phẩm bình nóng lạnh hãy liên hệ ngay với thegioinonglanh.vn – Thế giới bình nóng lạnh giá rẻ – theo hotline 0914.40.8668 để được tư vấn chi tiết!