Tổng hợp những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh và cách khắc phục (Phần 1)

Như bất kỳ thiết bị điện gia dụng nào, bình nóng lạnh cũng sẽ gặp sự cố sau một thời gian sử dụng. Vì vậy, hãy cùng thegioinonglanh.vn tìm hiểu về những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh để sớm có cách kiểm tra, sửa chữa, thay thế phù hợp giúp bình hoạt động hiệu quả nhé!

Tổng hợp những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh và cách khắc phục (Phần 1)

1. Bình nóng lạnh không nóng

Nguyên nhân chính làm cho bình nóng lạnh không nóng chủ yếu là do thanh gia nhiệt (thanh đốt, thanh đun) bị hỏng. Để khắc phục tình trạng này chỉ có cách thay thế một thanh đốt mới. Hãy liên hệ với đại lý cung cấp để được hướng dẫn mua và thay thế linh kiện chính hãng.

2. Bình nóng lạnh không vào điện

Bình nóng lạnh không vào điện là một trong những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh và nguyên nhân của tình trạng này có liên quan đến rất nhiều bộ phận. Trước tiên bạn cần kiểm tra nguồn điện, phích cắm có bị lỏng không, điểm đầu và điểm cuối của dây dẫn điện có điện không. Tiếp theo bạn có thể kiểm tra aptomat của bình nóng lạnh, CB, công tắc,… Nếu các bộ phận này vẫn hoạt động bình thường thì có thể nguyên nhân đến từ linh kiện bên trong. Thường liên quan đến bo mạch chính, rơ le nhiệt, cháy tụ, thanh gia nhiệt bị hỏng,… dẫn đến bình nóng lạnh không vào điện.

Tổng hợp những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh và cách khắc phục (Phần 1)
Kiểm tra và xử lý ngay trong trường hợp bình nóng lạnh bị rò rỉ điện, chạm điện

Với những sự cố do nguồn điện, ổ cắm, phích cắm, dây dẫn điện bạn có thể tự khắc phục tại nhà (nếu am hiểu về điện). Trường hợp bình nóng lạnh bị hư hại các linh kiện, bạn nên liên hệ địa chỉ bán hàng để được giúp đỡ.

3. Bình nóng lạnh bị quá tải

Rơ le nhiệt của bình nóng lạnh có nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ nước, tự ngắt khi nhiệt độ nước đủ cao và cấp điện trở lại cho thanh đun khi nhiệt độ xuống thấp. Vậy nên nếu bạn bật bình 24/24 sẽ khiến thanh đun làm việc liên tục, vừa gây quá tải máy vừa lãng phí điện năng. Để tránh tình trạng này, bạn có thể tắt nguồn bình nóng lạnh trực tiếp sau khi vừa dùng xong. Đối với bình nóng lạnh gián tiếp, bạn chỉ cần mở máy trước khi dùng khoảng 15 đến 30 phút để có đủ nước dùng rồi tắt máy.

4. Vòi sen của bình nóng lạnh chảy không đều

Vòi sen chảy không đều cũng là một trong những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nước yếu hoặc một bình nóng lạnh dùng chung cho nhiều thành viên cùng lúc khiến nước bị yếu. Bạn có thể khắc phục bằng cách tăng cường thêm một bơm trợ lực cho máy. Tuy nhiên tốt nhất ngay từ đầu nên chọn mua bình nóng lạnh tích hợp bơm trợ lực để ngăn chặn sự cố vòi sen chảy không đều.

Tổng hợp những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh và cách khắc phục (Phần 1)
Vòi sen của bình nóng lạnh chảy không đều có thể do nguồn nước yếu hoặc vòi sen bị bám nhiều cặn bẩn

Bên cạnh đó, do sử dụng lâu ngày vòi sen bị bám cặn bẩn, vòi bị kẹt nên nước chảy không đều. Để khắc phục bạn cần mở đầu vòi sen ra ngoài, làm sạch hết những cặn bẩn để sử dụng bình tốt như ban đầu.

5. Bình nóng lạnh bị chạm điện (rò rỉ điện)

Trường hợp bình nóng lạnh bị rò điện (chạm điện) rất nguy hiểm, cần được sửa chữa lập tức nhằm tránh sự cố không mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này tập trung vào một số vấn đề dưới đây:

– Lắp đặt bình nóng lạnh không đúng kỹ thuật.

– Lớp cách điện của thanh mayso bị ăn mòn gây rò rỉ điện ra nước trong bình.

– Gioăng cao su cách điện của bình nóng lạnh bị thoái hóa khiến cho nước thấm ra vỏ bình, gây chập điện. Ngoài ra, gioăng cao su cũng thường bị cháy/hỏng trong trường hợp bình không chứa nước nhưng thanh gia nhiệt vẫn hoạt động bình thường.

– Bình bị rò rỉ điện cho va chạm mạnh, dây điện quá căng hoặc chuột gặm dây điện.

– Bo mạch chính của bình nóng lạnh bị hỏng hoặc có thể do lỗi của nhà sản xuất.

Để tránh tình trạng chạm điện/chập điện/rò điện trong quá trình sử dụng bình nóng lạnh, bạn cần nối tiếp đất và cầu dao chống giật ELCB. Sau đó, khi có sự cố về điện, hãy ngắt nguồn điện của bình và gọi cho đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp đến kiểm tra và khắc phục.

6. Bình nóng lạnh bị rò rỉ nước

Thường thì những bình nóng lạnh trên 2 năm không được bảo dưỡng sẽ có hiện tượng rò rỉ nước. Nguyên nhân là do thanh khử cặn magie bị ăn mòn, dẫn đến ăn mòn sang thành bình và gây rỉ nước.

Cách khắc phục khá đơn giản, bạn chỉ cần định kỳ kiểm tra và thay thế thanh magie để bình nóng lạnh hoạt động trơn tru.

7. Thanh nhiệt của bình nóng lạnh bị đóng cặn

Thanh gia nhiệt bị đóng cặn xung quanh có thể gây rò điện rất nguy hiểm. Nguyên nhân có thể do thanh magie đã bị mài mòn, không làm tốt chức năng bảo vệ thanh nhiệt. Cũng có thể do thanh gia nhiệt bị hỏng, làm nóng không hiệu quả, bắt buộc nó phải hoạt động hết công suất. Nhiệt độ quá cao sẽ làm cho cát thạch anh bên trong thanh mayso bị giãn nở, làm nứt lớp cặn bẩn và thậm chí nứt cả lớp cách điện và gây rò điện ra bình.

Với lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh này bạn chỉ có thể gọi thợ chuyên nghiệp đến kiểm tra và sửa chữa đúng kỹ thuật.

Tổng hợp những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh và cách khắc phục (Phần 1)
Thanh nhiệt của bình nóng lạnh bị đóng cặn, phải nhờ thợ chuyên nghiệp để sửa chữa

8. Bình nóng lạnh phát ra tiếng ồn khi đang hoạt động

Bình nóng lạnh sử dụng lâu năm không được vệ sinh định kỳ thường bám nhiều cặn bẩn làm cho bình phát ra tiếng ồn khi hoạt động. Bên trong bình, trên các linh kiện và dưới đáy bình là những nơi thường bám bẩn nhiều nhất. Bạn chỉ cần mở bình ra sục rửa sạch sẽ các bộ phận bên trong là được. Nếu bạn chưa biết cách, có thể gọi thợ chuyên nghiệp hoặc đọc bài viết Các bước bảo dưỡng bình nóng lạnh tại nhà để tự khắc phục nhé!

9. Bình nóng lạnh không lên nguồn

Lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh cũng có thể liên quan đến nguồn điện, cụ thể là bình không lên nguồn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, chủ yếu tập trung vào 3 lý do bên dưới:

Tổng hợp những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh và cách khắc phục (Phần 1)
Bình nóng lạnh không lên nguồn

– Chưa cắm điện hoặc phích cắm bị lỏng: Thường thì sau thời gian dài không sử dụng, gia đình có thể quên cắm điện cho bình hoặc phích cắm lỏng lẻo, hãy kiểm tra lại bạn nhé.

– Thông thường CB chống giật được gắn kèm với CB nguồn của bình nóng lạnh, trường hợp CB chống giật phát hiện rò rỉ điện sẽ tự ngắt nguồn. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra lại bình nóng lại có bị rò rỉ điện hay không rồi mới mở CB nguồn nhé.

– Bình nóng lạnh không lên nguồn còn có thể do một số linh kiện hoặc dây dẫn điện bên trong bình gặp trục trặc. Trường hợp này bạn nên liên hệ với thợ chuyên nghiệp để được kiểm tra chính xác và khắc phục an toàn, nhanh chóng.

Hi vọng một số cách khắc phục những lỗi thường gặp trên bình nóng lạnh trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc. Cùng thegioinonglanh.vn tiếp tục tham khảo nhiều kinh nghiệm sử dụng bình nóng lạnh hiệu quả, an toàn ở phần 2 của bài viết này nhé!